Hoàng anh gia lai và biến đổi nợ thành vốn chủ
Kỹ thuật phát hành trái phiếu chuyển đổi (chuyển đổi thành cổ phiếu), nghĩa là chủ nợ biến thành chủ sở hữu của doanh nghiệp. Kĩ thuật này được Hoàng Anh Gia Lai thường xuyên áp dụng
Link: https://viettimes.vn/vai-dieu-ve-1100-ty-dong-trai-phieu-hag-vua-duoc-chuyen-doi-post54946.html
Vài điều về
1.100 tỷ đồng trái phiếu HAG vừa được chuyển đổi
Thứ tư, ngày 07/06/2017 - 17:19
VietTimes -- CTCP
Hoàng Anh Gia Lai (HSX: HAG) vừa có công văn gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM để báo cáo kết quả chuyển đổi trái
phiếu thành cổ phiếu. Thông tin ngay lập tức thu hút sự chú ý của thị trường.
Hoàng Anh Gia Lai: Được ăn, thua có
chịu?Tổ chức tín dụng
nào vừa mua 930 tỷ đồng trái phiếu HAGL?Hàng loạt ngân
hàng “ngậm đắng” với trái phiếu Hoàng Anh Gia Lai?Hoàng Anh Gia
Lai: Những câu hỏi cần lời giải đáp...Đàn bò HAGL hay chuyện “xén lông
cừu”?Chuyện HAGL: Vạn bất đắc dĩ...Bài toán khó mang tên Hoàng Anh Gia
LaiChi tiết “giật mình” ở Hoàng Anh Gia
Lai
Hoàng
Anh Gia Lai vừa thực hiện chuyển đổi 1.100 tỷ đồng trái phiếu phát hành cho
NIMP vào năm 2010. (Ảnh: Internet)
Tại công văn số 0706/2017/CV-HAGL ngày
07/06/2017, HAG cho biết, vừa chuyển đổi thành công 1.100.000 trái phiếu (Mệnh
giá 1 triệu đồng/trái phiếu) – mà tập đoàn này đã phát hành vào ngày 31/08/2010
– thành 137.500.000 cổ phiếu cho các trái chủ.
Trong đó, giá chuyển đổi được xác định là
8.000 đồng/cổ phiếu; Tỷ lệ chuyển đổi là 1:125 (1 trái phiếu được chuyển đổi
thành 125 cổ phiếu); Ngày thực hiện chuyển đổi và phát hành là ngày 06/06/2017.
Trước đó 1 ngày – ngày 05/06/2017, Hội đồng quản trị HAG chính thức ban hành
Nghị quyết thông qua phương án phát hành cổ phiếu để chuyển đổi lô trái phiếu
HAG-CB2011 nêu trên.
Điều này đồng nghĩa rằng, kể từ ngày
06/06/2017, CTCP Hoàng Anh Gia Lai đã chính thức vốn hóa khoản nợ phải trả - là
lô trái phiếu trên; Đồng thời, biến các trái chủ - từ vị thế chủ nợ - thành chủ
sở hữu của doanh nghiệp. Tất nhiên, quy mô vốn điều lệ của HAG cũng tăng lên
tương ứng.
Công bằng mà nói, đó là một cách làm hay, sáng
tạo và giàu tính bền vững. Nhất là xét trong bối cảnh đầy khó khăn và bí bách
về dòng tiền như hiện nay ở HAG.
Nhưng…
Nhà đầu tư quốc tế
Lần dở lại lịch sử của lô trái phiếu mà HAG
vừa thực hiện chuyển đổi, theo đó, ngày 19/08/2010, HĐQT HAG đã thông qua
phương án và kế hoạch chi tiết thực hiện việc phát hành trái phiếu chuyển đổi
trị giá 1.100 tỷ đồng cho Northbrooks Investment (Maritius) Pt Ltd (“NIMP”).
NIMP được giới thiệu là một công ty thành viên
của Tập đoàn Temasek Holdings Pte Lts của Singapore, phù hợp với các nội dung
của phương án phát hành đã được các cổ đông thông qua theo Nghị quyết Đại hội
đồng cổ đông ngày 18/08/2010.
Ngày 31/08/2010, HAG chính thức phát hành trái
phiếu chuyển đổi trị giá 1.100 tỷ đồng với mệnh giá là 1 triệu đồng/trái phiếu
cho NIMP. Trái phiếu có kỳ hạn 1 năm và sẽ được chuyển đổi sang cổ phiếu theo
quyết định của trái chủ với mức giá chuyển đổi là 67.375 đồng/cổ phiếu và sẽ
được điều chỉnh bởi ảnh hưởng của sự kiện pha loãng. Sẽ không có bất kỳ điều
khoản lãi phát sinh nào sẽ được thanh toán đối với các trái phiếu đã được
chuyển đổi.
“Các trái phiếu không được chuyển đổi thì sẽ
được hưởng lãi kể từ ngày mua trái phiếu với mức bằng trung bình cộng của lãi
suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm của cá nhân được niêm yết bởi 4 ngân hàng
trong nước (ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank) cộng 3%/năm được xác định
tại ngày phát hành trái phiếu (tiền lãi trái phiếu sẽ được trả khi đáo hạn)”,
một tài liệu của HAG cho hay.
Như vậy, tại thời điểm phát hành, có một số
điểm cần lưu ý về lô trái phiếu trên: rằng đây là một lô trái phiếu chuyển đổi
được HAG phát hành cho một trái chủ quốc tế (có trụ sở tại Maritius – “thiên
đường” của các offshore company).
Tuy nhiên, đồng tiền phát hành là VND (chứ
không phải USD) và lãi suất lại được neo vào lãi suất tiền gửi của 4 ngân hàng
nội địa - là ACB, Techcombank, Sacombank, Eximbank (chứ không phải libor, cố
định hay theo một nhà băng uy tín của quốc tế).
Nên biết, HAG có quan hệ tín dụng và giao dịch
với hầu hết các ngân hàng Việt Nam. Nhiều nhà băng Việt từng hoặc vẫn là các
trái chủ của HAG, kể cả cho đến thời điểm hiện tại.
Điều chỉnh hợp đồng
Trước ngày lô trái phiếu đến hạn (31/08/2011)
không lâu, HAG và NIMP đã ngồi lại để điều chỉnh hợp đồng, cụ thể là ngày
01/07/2011.
Theo đó, điều khoản và điều kiện của trái
phiếu chuyển đổi phát hành ngày 31/08/2010 có nhiều điều chỉnh. Trong đó, ngày
đến hạn ban đầu là 31/08/2011 được điều chỉnh thành ngày 31/08/2013 với quyền
gia hạn thêm 1 hoặc 2 năm theo sự lựa chọn của chủ sở hữu trái phiếu với cùng
điều khoản và điều kiện. Lãi suất vẫn được neo theo lãi suất tiền gửi của bộ tứ
ngân hàng nội địa, là ACB, Techcombank, Sacombank và Eximbank.
Cũng trong năm 2011 này, HAG tiếp tục phát
hành cho NIMP một lô 1.130.000 trái phiếu hoán đổi (mệnh giá: 1 triệu đồng/trái
phiếu) khác, có kỳ hạn 4 năm kể từ ngày phát hành với quyền gia hạn thêm 2 năm
theo sự thỏa thuận của chủ sở hữu trái phiếu; Lãi suất = 5% x (1 + Thay đổi tỷ
giá hối đoái). Tham số “thay đổi tỷ giá hối đoái” được neo vào tỷ giá USD/VND
mà HSBC niêm yết.
Trở lại với lô 1.100.000 trái phiếu chuyển
đổi, đến năm 2013 nó lại tiếp tục được gia hạn. Ngày 23/03/2013, HAG và NIMP
thêm một lần nữa ký kết bản điều chỉnh hợp đồng mua bán trái phiếu. Lúc này,
ngày đến hạn được điều chỉnh từ 31/08/2013 thành 31/08/2015. Lãi suất vẫn được
neo theo lãi suất tiền gửi của bộ tứ ngân hàng nội địa, là ACB, Techcombank,
Sacombank và Eximbank.
Rồi đến năm 2015, thêm một bản điều chỉnh hợp
đồng mua bán trái phiếu được ký kết giữa HAG và NIMP. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ số
3107/15/NQĐHĐCĐ-HAGL ngày 31/07/2015, một số điều khoản và điều kiện của trái
phiếu chuyển đổi đã được phê duyệt sửa đổi và đã được NIMP chấp thuận. Ngày đến
hạn lại được dời thêm 2 năm nữa, tức là ngày 31/08/2017. Khác với các lần
trước, lần điều chỉnh này, lãi suất không còn được neo vào lãi suất của bộ tứ
ngân hàng nội địa kia nữa mà được cố định ở mức 3%/năm. Mức lãi suất này được
áp dụng kể từ ngày 01/09/2015. Giá chuyển đổi được điều chỉnh về 19.645 đồng/cổ
phiếu và phụ thuộc vào Điều khoản chống pha loãng.
Lưu ý, “vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, tỷ lệ
tổng nợ thuần trên vốn chủ sở hữu của Công ty đã vượt quá tỷ lệ cho phép được
quy định trong hợp đồng” – trích báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015 của HAG.
Kế đó, tại báo cáo tài chính hợp nhất năm
2016, HAG thuyết minh: “Vào ngày 31 tháng 12 năm 2016, tỷ lệ tổng nợ thuần trên
vốn chủ sở hữu của Tập đoàn đã vượt quá tỷ lệ cho phép được quy định trong hợp
đồng.
Tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất này,
Tập đoàn đang trong quá trình bàn bạc với đối tác về các phương án chuyển đổi
trái phiếu này”.
Danh tính trái chủ
Có lẽ nên nhắc rằng trong các điều khoản ký kết
giữa HAG và NIMP thì: “Tại bất kỳ thời điểm nào 31 tháng 8 năm 2013 đến Ngày
Đến hạn, Trái chủ có quyền yêu cầu Công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ Trái
phiếu với giá thỏa thuận”.
Nhưng như đã biết, NIMP đã không sử dụng
“quyền” trên. Nhà đầu tư này vẫn kiên nhẫn chờ ngày đến hạn. Khá ấn tượng khi
vế danh nghĩa, NIMP là một nhà đầu tư quốc tế.
Cuối cùng, như đã biết, ngày 06/06/2017 vừa
rồi, lô 1.100.000 trái phiếu chuyển đổi trên rút cuộc cũng đã được chuyển đổi –
tức là muộn hơn khoảng 6 năm so với kế hoạch ban đầu.
Lần này, giá chuyển đổi được xác định ở mức
8.000 đồng/cổ phiếu. Tức là chỉ bằng số lẻ so với con số tính toán ban đầu của
HAG và NIMP (67.375 đồng/cổ phiếu).
Danh sách các trái chủ vừa tham gia đợt chuyển
đổi trái phiếu của HAGL.
Người ta càng bất ngờ hơn khi xem xét danh
sách trái chủ, được HAG đề cập trong Nghị quyết số 0506/17/NQHĐQT-HAGL về việc
thông qua phương án phát hành cổ phiếu để chuyển đổi lô 1.100.000 trái phiếu
nêu trên.
Theo đó, trái chủ không còn là nhà đầu tư quốc
tế có tên Northbrooks Investment (Maritius) Pt Ltd nữa. Mà danh sách này lại
gồm 6 cái tên, là những thể nhân thuần Việt: Trần Cẩm Nhung, Ngô Văn Vương,
Phùng Thị Tuyết, Phạm Việt Hùng, Dương Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hường.
Như thế nghĩa là trước ngày đến hạn, NIMP đã
chuyển nhượng trái phiếu sang cho các nhà đầu tư thể nhân người Việt?
Sẽ có nhiều hình dung và sẽ có nhiều cách lý
giải!
Liên quan đến Hoàng Anh Gia Lai, tại nhiều bài
viết trước đây, VietTimes từng đề cập đến chi tiết lạ trong dòng tiền ở tập
đoàn này. Rằng Hoàng Anh Gia Lai nợ rất nhiều, không đủ tiền để trả các khoản
nợ đến hạn. Nhưng chính họ lại cũng cho vay và ủy thác rất nhiều, có khi tới cả
chục nghìn tỷ đồng (!?)./.
Nhận xét
Đăng nhận xét