FPT và chiến lược quả mít
Đây là 1 quá trình hơn 10 năm kể từ
lúc FPT niêm yết trên sàn chứng khoán, mắc bệnh "đột kim", nghĩ mình
có thể làm được tất cả mọi thứ (từ bank, bđs, chứng khoán, phần mềm, trường
học, bán lẻ,...) cho đến khi họ nhận ra phải quay lại cái lõi IT của mình vào
năm 2017...
“13/12/2006, 10 năm
FPT lên sàn chứng khoán . Bây giờ mới kể lại, hôm đó trong số 11 thành viên Hội
đồng quản trị, chỉ có tôi vắng mặt.
Cũng ở Sài Gòn, nhưng
tôi đã quyết định không đến. Vì sao thì chẳng hiểu, nhưng thực tâm tôi không
thích. Đến giờ vẫn không giải thích được, ngày rất quan trọng, ngày chung
vui... Nhưng thực sự tôi không thích”.
Đây là status ông
Hoàng Nam Tiến – chia sẻ trên trang cá nhân trong ngày kỷ niệm 10 năm lên sàn
của FPT.
- Có người nói FPT 10 năm qua vẫn đi ngang?
- Đó là điều đáng buồn thực sự… - ông Tiến nói về doanh nghiệp mình đã
“làm thuê” 23 năm.
“Tôi vẫn nhớ ngày đấy
- 13/12/2006, FPT bước lên sàn. Tất cả chúng tôi khoảng 170 người FPT trở thành
triệu phú USD. Lúc ấy chúng tôi bị bệnh “đột kim” – sẽ rất nhiều bạn Startup
mắc bệnh ấy - bệnh đột nhiên có nhiều tiền”, ông Tiến kể.
Người “đột kim” có 2
trạng thái. Một là không lao động nữa, đi ăn, đi chơi… –trạng thái ấy rất tốt,
lành mạnh cho xã hội, bởi bạn tiêu tiền và không làm hại xã hội.
“Trạng thái thứ 2 của “đột kim”
là nghĩ mình quá giỏi, giỏi đến mức cái gì cũng làm được. Ngày đấy tập đoàn
chúng tôi mở ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty quỹ, đầu tư bất động sản …
Điều kỳ lạ, tất cả việc đó thất bại. Ngoài việc tập đoàn mất
tiền thì cá nhân cũng mất một đống…” – ông Tiến hài hước giải thích trạng thái
“đột kim” của FPT.
FPT ngày ấy ngoài việc
mở TPBank (năm 2008, cùng một số đối tác), lập CTCP Chứng khoán FPT (FPTS,
thành lập năm 2007), còn lập Công ty TNHH Bất động sản FPT Land (thành lập năm
2007 và ông Hoàng Nam Tiến từng được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc).
Ngày FPT lên sàn, Chủ
tịch HĐQT Trương Gia Bình nhắm “đích đến tiếp theo của FPT sẽ là sàn giao
dịch chứng khoán tại Hồng Kông và Singapore vào năm 2008”.
10 năm sau, cái đích
đó vẫn quá xa vời!
“Điều khó nhất là đúng
lúc phát triển ở đỉnh cao nhất, các bạn phải lo chuẩn bị cho thời gian tới, để
không bị tụt xuống, và chết đi” – một lãnh đạo FPT chia sẻ.
“Sai lầm của chúng tôi
là không tập trung vào sức mạnh cốt lõi và cho rằng mình cái gì cũng làm được”.
Nguồn: https://genk.vn/10-nam-di-ngang-cua-ong-lon-fpt-bi-kich-cua-ke-so-1-va-co-qua-nhieu-tien-20170105101901755.chn
Từ thủa ban đầu là 1
doanh nghiệp bán lẻ (cạnh tranh bẩn với Đông Á Associate):
https://cafef.vn/fpt-trading-tu-con-ga-de-trung-vang-cua-fpt-den-vien-canh-chat-vat-muu-sinh-20170613140706811.chn
Rồi phải báng mảng này
để quay lại lõi IT:
https://cafef.vn/dinh-gia-khong-thap-hon-80-trieu-usd-fpt-ban-47-von-fpt-trading-20170912092951377.chn
Cho đến lập ngân hàng
FPT (tiền thân của Tiên phong bank)
https://kinhdoanhnet.vn/ngan-hang-tpbank-da-tuot-khoi-tay-fpt-nhu-the-nao-13209.html
10:51 03/08/2016
(Kinhdoanhnet) – CTCP
FPT từng được coi là “cha đẻ” của TPBank khi là một trong 3 tổ chức đồng sáng
lập cùng với MobiFone và Vinare. Thế nhưng cho đến nay, sự ảnh hưởng của FPT ở
TPBank đã không còn nữa.
Tháng 6/2008, Ngân hàng
TMCP Tiên Phong (TPBank) chính thức đi vào hoạt động. Dù là một ngân hàng khá
non trẻ nhưng nhiều người vẫn tin tưởng rằng TPBank sẽ tìm được chỗ đứng của
mình trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam khi được thừa hưởng sức mạnh về công
nghệ thông tin, viễn thông và tài chính từ 3 tổ chức sáng lập là FPT, VMS
MobiFone và Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare).
Tập đoàn FPT được xem
là nhà sáng lập chính với 15% vốn sở hữu tương đương 150 triệu cổ phiếu thời
điểm ban đầu. Thời điểm đó, chỉ cần nhìn logo của TPBank cũng có thể biết tầm
ảnh hưởng của FPT tới ngân hàng này lớn như thế nào. Trong số 7 thành viên HĐQT
thì có 2 thành viên đến từ FPT là ông Lê Quang Tiến giữ chức Chủ tịch HĐQT
TPBank và ông Trương Gia Bình là thành viên HĐQT.
Tuy nhiên, lợi thế về
công nghệ thông tin và viễn thông dường đã không phát huy hiệu quả như người ta
kỳ vọng đến sự phát triển và khẳng định tên tuổi của TPBank . Chỉ sau 4 năm đi
vào hoạt động, TPBank đã rơi vào tình trạng yếu kém, thu nhập lãi thuần giảm
dần theo hàng năm, thậm trí tới năm 2011 thu nhập lãi thuần của TPBank còn âm
qua các quý. Cụ thể, thời điểm quý 3/2010, thu nhập lãi thuần của TPBank vẫn ở
mức dương 105,4 tỷ đồng, nhưng chỉ bước sang quý 1/2011, thu nhập lãi thuần của
ngân hàng đã tụt dốc xuống âm 24,4 tỷ đồng; tồi tệ hơn tới quý 2/2011, thu nhập
lãi thuần của ngân hàng âm tới 75,5 tỷ đồng; quý 3/2011, cũng âm hơn 50,6 tỷ
đồng.
Ngay trong năm 2011,
TPBank bị NHNN xét vào diện ngân hàng yếu kém cần tái cơ cấu với mức lỗ tương
đương 1/2 vốn điều lệ, nợ xấu lên trên 6%.
Nhận thấy cơ hội đầu tư
đầy tiềm năng tại TPBank, Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI đứng đầu là ông Đỗ Minh
Phú – Chủ tịch HĐQT DOJI, cùng với những cá nhân khác đến từ DOJI đã nhanh
chóng nhảy vào tham gia hoạt động tái cơ cấu ở TPBank. Nhóm cổ đông đến từ DOJI
đứng đầu là ông Đỗ Minh Phú đã mua lại 20% cổ phần của TPBank, và nghiễm nhiên
trở thành nhóm cổ đông chiến lược của ngân hàng. Các thành viên sáng lập vẫn
giữ nguyên tỷ lệ cổ phần nắm giữ với FPT là 16,9%; Vinare là 10%; MobiFone là
4,76% và SBI VEN Holdings nắm giữ 4,9%.
Với sự xuất hiện của
nhóm cổ đông đến DOJI đứng đầu là ông Đỗ Minh Phú nắm giữ tới 20% vốn sở hữu
ngân hàng, cùng với sự sa sút về mặt lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của
TPBank thời điểm đó, dường như FPT đã không còn mấy mặn mà với TPBank nữa. Theo
báo cáo tài chính của FPT năm 2011, FPT vẫn nắm giữ 16,9% vốn sở hữu tại TPBank
nhưng khoản đầu tư tại TPBank đã bị FPT chuyển thành khoản đầu tư tài chính,
chứ không còn được hợp nhất trong báo cáo tài chính như những năm trước nữa.
Hành động này cho thấy FPT đã chính thức “dứt tình” với ngân hàng ngắn liền với
tên tuổi của mình từ năm 2008.
Đến kỳ đại hội thường
niên năm 2012, cũng là thời điểm chấm dứt quyền lực của FPT tại TPBank khi ông
Đỗ Minh Phú trở thành Chủ tịch HĐQT của TPBank và em trai là ông Đỗ Anh Tú là
Phó chủ tịch HĐQT. Theo báo cáo tài chính năm 2012 của TPBank sau khi tiến hành
tăng vốn điều lệ lên 5.550 tỷ đồng, thì số cổ phần FPT nắm giữ chỉ còn khoảng
9,1% tương đương khoảng 506 tỷ đồng vào thời điểm đó. Tuy FPT đã không còn là
cổ đông chiến lược của TPBank nữa nhưng phải đến cuối năm 2013, người ta mới
không còn nhìn thấy FPT trong hệ thống nhận diện thương hiệu của TPBank.
Tính cho tới quý
1/2016, FPT chỉ còn nắm giữ 9,1% vốn chủ sở hữu tại TPBank, và hầu như không có
bất kỳ tác động gì tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng này. Dù đã không còn
quá thiết tha với lĩnh vực ngân hàng nữa nhưng FPT vẫn không có ý định sẽ thoái
vốn khỏi TPBank.
Nhận xét
Đăng nhận xét