1001 lí do mình không đầu tư cổ phiếu phân bón

A. Về cơ chế chính sách 

Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định phân bón là đối tượng chịu thuế VAT với thuế suất 5%. Tuy nhiên, Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế lại quy định phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế VAT. 

Quy định này khiến các doanh nghiệp sản xuất trong nước không được khấu trừ, hoàn thuế VAT của hàng hóa, dịch vụ đầu vào. Từ đó, giá thành phân bón sản xuất trong nước tăng lên do toàn bộ chi phí phát sinh về thuế VAT được các doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất.

Theo ông Vũ Xuân Hồng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, trong suốt 7 năm qua, doanh nghiệp phân bón không được khấu trừ thuế đầu vào nên đã bị thiệt hại trung bình 90-100 tỷ đồng/năm. Điều này làm cho giá thành sản phẩm tăng lên 6-7% và bắt buộc phải tính vào giá bán. 

Vấn đề này đều được nêu ra hàng năm (kể từ năm 2015) nhưng chưa được giải quyết

Link: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/de-xuat-dieu-chinh-chinh-sach-thue-vat-de-giam-gia-phan-bon-119220831073542222.htm


B. Không kiểm soát được vấn nạn phân bón giả tràn lan từ năm 2015- 2022

Năm 2015:

Tình trạng phân bón giả, phân bn kém chất lượng vẫn diễn ra trong năm nay. Hiện Việt Nam có khoảng 1.000 cơ sở sản xuất phân bón, tạo ra hơn 5.000 loại phân bón trong danh mục cho phép, và 5.000 loại phân bón đang được sản xuất ngoài danh mục cho phép. Những cơ sở này cung cấp cho 16.000 cửa hàng kinh doanh phân bón trên toàn quốc.


Theo một chuyên gia nước ngoài, số lượng cơ sở sản xuất và chủng loại phân bón của Việt Nam là quá nhiều so với các nước trong khu vực, ví dụ tại Thái Lan chỉ có hơn 100 loại phân bón, Hàn Quốc có khoảng 40 loại…Thực trạng tại Việt Nam không chỉ gây thiệt hại cho người nông dân, nhiều công ty làm ăn chân chính cũng đang bị làm giả, làm nhái nhãn mác, không đảm bảo chất lượng để đánh lừa người nông dân, thu lời bất chính.


Mỗi năm, riêng lĩnh vực phân bón, lực lượng QLTT phát hiện gần 3.000 vụ vi phạm, tịch thu 1.000 tấn phân bón không đảm bảo chất lượng. Hiện nay, các ngành chức năng T.Ư đang tìm giải pháp bổ sung để hoàn thiện cơ chế, chính sách đấu tranh chống nạn sản xuất phân bón giả, kém chất lượng.


Tình trạng phân bón giả có xu hướng gia tăng, gây bức xúc nhiều trong doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và bà con nông dân. Đặc biệt, khi việc làm giả này còn có sự móc nối trong và ngoài nước bằng việc cung cấp nguyên liệu xấu, kém chất lượng, đưa vào VN đóng gói quảng cáo hàng tốt gây ảnh hưởng lớn đến thị trường phân bón trong nước.


Giới làm phân bón giả đưa vào từng đại lý với số lượng rất ít, với giá thấp hơn giá thị trường để bán cho nhanh nhằm tránh bị kiểm tra. Hoặc lợi dụng trình độ nhận thức của nhà nông còn hạn chế, với dòng chữ “phân bón chất lượng cao”, ghi bằng tiếng nước ngoài. Phân bón dởm sản xuất tại Trung Quốc 100%, trên bao bì lại ghi “made in PRC”, “Technology from USA”, “Technology from Philippines”... để lừa người mua và đã thành công.


Những tháng đầu năm 2015, hàng loạt vụ vi phạm trong sản xuất phân bón giả, kém chất lượng đã được cơ quan chức năng phanh phui, tịch thu nhiều tỷ đồng.


Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, trong số những vụ phân bón giả, phân bón kém chất lượng nhái nhãn mác đã bị phát hiện, xử lí thì phân bón giả (tổng hàm lượng dinh dưỡng <70% so với đăng ký) chiếm 15%;phân bón kém chất lượng (tổng hàm lượng dinh dưỡng>70% nhưng <90% theo quy định) chiếm 35-40%;nhãn mác bao bì ghi trên bao bì phân bón sai so với Nghị định 89/CP về nhãn mác bao bì chiếm 50-60%; nhãn mác gian lận thương mại cũng như gây nhầm lẫn cho người sử dụng phân bón (ví dụ: Tên phân bón NPK20.20.15 nhưng thành phần chính chỉ là N:6;P2O5:6;K2O:6) chiếm 5-10%


Việt Nam là quốc gia có số lượng DN SX kinh doanh và danh mục sản phẩm phân bón thuộc diện "nhất thế giới", nhưng theo thống kê của FAO, Việt Nam lại là quốc gia có hiệu suất sử dụng phân bón thuộc nhóm thấp nhất thế giới hiện nay, chỉ đạt 45-50%.

( Dữ liệu năm 2015. Link: http://iasvn.org/homepage/Thi-truong-phan-bon-nam-2015-va-du-bao2016-7947.html)


Năm 2020

Theo Bộ Công Thương, trung bình mỗi năm lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) bắt giữ khoảng 4.000 vụ phân bón giả, thực trạng này đang gây thiệt hại tới 2,6 tỷ USD mỗi năm cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và bà con nông dân. Nhức nhối là như vậy, tuy nhiên, thị trường phân bón giả vẫn vô cùng nhộn nhịp, khi việc “phạt lắm, bắt nhiều” từ lực lượng chức năng vẫn chưa cho thấy hiệu quả trong việc ngăn chặn triệt để vấn nạn này, “lỗ hổng” từ đâu?

(Dữ liệu năm 2020. Link: https://diendandoanhnghiep.vn/vi-dau-phan-bon-gia-van-tran-lan-thi-truong-187468.html)


C. Không kiểm soát được tình trạng cung cầu phân bón trong nước, gây áp lực phải xuất khẩu lên doanh nghiệp phân bón


Theo ông Phùng Hà, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV), nhu cầu phân bón cả nước khoảng 11 triệu tấn/năm bao gồm cả phân vô cơ và hữu cơ. Hiện năng lực sản xuất của Việt Nam khoảng 7 triệu tấn, còn lại nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn.


Trong đó, với phân đạm ure, Việt Nam có 4 nhà máy là đạm Phú Mỹ, đạm Cà Mau, đạm Hà Bắc và đạm Ninh Bình với tổng công suất khoảng 2,65 triệu tấn/năm nhưng nhu cầu trong nước chỉ khoảng từ 1,8-2 triệu tấn/năm.


Riêng với phân đạm ure, ngay cả trong điều kiện nông dân nhiều tỉnh thành không bỏ vụ ba như hiện nay thì Việt Nam vẫn dư thừa hơn 500 nghìn tấn/năm. Vì vậy, đây chính là cơ hội cho các nhà máy sản xuất ure trong nước đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, giảm tồn kho.


D. Giá mặt hàng phân bón không ổn định, biến động rất mạnh

Điều này có nghĩa là giá phân bón khó dự đoán. Khó dự đoán có nghĩa là rủi ro.

Link: https://vnbusiness.vn/viet-nam/phan-bon-trong-nuoc-du-thua-gia-van-ngat-nguong-1080489.html

Giá phân bón thiếu ổn định làm cho doanh nghiệp phân bón vừa năm trước lỗ kỉ lục (năm 2019 - DPM, DCM), năm sau đã lãi kỉ lục. Đối với nhà đầu tư đề cao sự ổn định của doanh nghiệp trong dài hạn như tôi, đây là một điều tối kị.

Link lợi nhuận của DPM, DCM: https://bvsc.com.vn/News/2020224/744493/buc-tranh-nganh-phan-bon-nam-2019-loi-nhuan-cua-hau-het-cac-doanh-nghiep-tren-san-deu-giam-sut.aspx


E. Ngành kinh doanh không bền vững

- Bón phân nhiều dẫn đến bị ô nhiễm

Link: https://sfri.org.vn/chi-tiet-tin/207/phan-bon-du-thua-dang-dau-doc-dat

Cách đây khoảng 20 năm, trung bình 1 ha đất canh tác nông nghiệp, người dân bón khoảng 104 kg phân bón các loại. Vài năm gần đây, đã tăng lên khoảng 680 kg phân bón”, TS Hải nói.

Theo tính toán của Trung Quốc, phân bón quyết định năng suất cây trồng khoảng 40%; giống là 30%, thuốc bảo vệ thực vật 20% và cơ giới hóa 10%. Do đóng góp của phân bón vào việc tăng năng suất là rất rõ nét nên nông dân có xu hướng bón phân ngày càng nhiều. Nhưng nếu cứ bón phân vô tội vạ, không phù hợp với nhu cầu hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng thì sẽ gây hậu quả khôn lường.

TS Hải cho biết: Hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam đang rất thấp. Trung bình, cây trồng chỉ hấp thu được khoảng 50% lượng đạm, 30% lân và 60% kali so với lượng phân được bón. Số còn lại bị thất thoát ra môi trường bằng nhiều con đường khác nhau, gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, lượng phân hữu cơ sử dụng ngày càng ít đi. Phân bón hóa học chiếm thế thượng phong. Nếu bón phân hóa học quá nhiều sẽ làm cho đất trở nên chai cứng, độ thoáng khí giảm, khả năng giữ nước kém… Đất dần dần bị thoái hóa về mặt vật lý.

Hệ lụy là các vi sinh vật hảo khí (ưa khí), hầu hết là vi sinh vật có ích, bắt đầu suy giảm dần. Trong khi đó vi sinh vật có hại (ưa sống trong môi trường yếm khí) ngày càng phát triển và gây hại cho cây trồng. Nguy cơ cây trồng bị nhiễm bệnh sẽ tăng cao. Nguy cơ đất bị thoái hóa về mặt sinh học là tất yếu.

Bón nhiều phân hóa học cũng làm cho hệ hấp thu của đất bị phá hủy, đất bị trơ về mặt hóa học, khả năng giữ phân bón lại trong đất để cung cấp từ từ theo nhu cầu của cây trồng bị suy giảm.

Nếu khảo sát ở những vùng trồng cà phê, hồ tiêu tập trung tại khu vực Tây Nguyên sẽ thấy, rất nhiều nông dân bón hàng ngàn kg phân bón/ha, chủ yếu là phân vô cơ. Đấy là những đối tượng cây trồng có giá trị cao và người dân không tiếc tiền đổ các loại phân bón vào. Thậm chí, cả thuốc bảo vệ thực vật nữa, cứ có bệnh là phun, không có bệnh cũng phun phòng trừ.

Khi đất bị chai lì, bộ rễ kém phát triển, khả năng hấp thu dưỡng chất thấp và vi khuẩn có hại gia tăng lên thì sâu bệnh sẽ phát sinh (điển hình như bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu). Bởi đất và cây có quan hệ nhân quả


- Biến đổi khí hậu thu hẹp diện tích đất nông nghiệp

Link: https://vneconomy.vn/cong-bo-sach-trang-ve-bien-doi-khi-hau-tac-dong-den-nong-nghiep.htm

Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần diện tích đáng kể đất trồng trọt ở vùng đồng bằng sống Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nhiễm mặn vì 2 đồng bằng này đều là những vùng đất thấp so với mực nước biển. Xâm nhập mặn làm cho diện tích đất canh tác giảm, từ đó hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3 - 4 lần/năm xuống còn 1-1,5 lần/năm.


Ngập mặn sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 1,77 triệu ha đất sẽ bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích đất ở Đồng bằng sông Cửu Long và ước tính rằng, có khoảng 85% người dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần được hỗ trợ về nông nghiệp.



https://vnbusiness.vn/co-phieu/rui-ro-dau-tu-co-phieu-nganh-phan-bon-1091832.html



Nhận xét